Bảo tàng Lớn Ai Cập mở cửa vận hành thử nghiệm

Bảo tàng Lớn Ai Cập sẽ mở cửa 12 phòng trưng bày từ tuần này trong một đợt chạy thử nghiệm trước thềm khai trương chính thức, một sự kiện đang được thế giới trông đợi.

Giai đoạn vận hành thử nghiệm

Theo hãng AP, sau hơn 20 năm xây dựng, bảo tàng Lớn Ai Cập đã bước vào giai đoạn vận hành thử nghiệm với việc mở cửa 12 phòng trưng bày chính. Đây là một phần trong nỗ lực của bảo tàng nhằm đảm bảo trải nghiệm hoàn hảo cho du khách trước ngày khai trương.

urlhttps3a2f2fassetsapnews-1729134410246276143459.jpg

Du khách đi ngang qua những bức tượng khổng lồ dọc theo Cầu thang lớn tại Bảo tàng Ai Cập lớn ở Giza, Ai Cập vào ngày 15/10. (Ảnh: AP/Khaled Elfiqi)

"Bảo tàng, nằm ngay cạnh kim tự tháp Giza, nổi tiếng với chi phí lên tới hơn 1 tỷ đô la cho đến nay, sẽ mở các phòng triển lãm đón 4.000 du khách mỗi ngày bắt đầu từ 16/10", Trợ lý Bộ trưởng Du lịch và Cổ vật Abbas al-Tayeb cho biết.

Ông nhấn mạnh rằng các hiện vật tại bảo tàng được sắp xếp theo các phương pháp trưng bày hiện đại nhất, mang đến trải nghiệm tương tác sâu sắc cho du khách. Cho đến nay, hơn 57.000 hiện vật đã được chuyển đến bảo tàng, trong đó 14.000 hiện vật đã được trưng bày tại các phòng triển lãm chính.

Bảo tàng đã được xây dựng trong hơn một thập kỷ và ngày khai trương vẫn chưa được ấn định sau nhiều lần bị trì hoãn vì nhiều lý do, bao gồm cả đại dịch COVID-19. Một số khu vực đã mở cửa từ năm 2022 đón các chuyến tham quan hạn chế. Một số tour riêng và sự kiện đặc biệt được tổ chức từ tháng 11/2022, các khu vực như sảnh chính và khu thương mại đã đón khách từ tháng 2/2023.

Theo trang web thông tin nhà nước Ai Cập, hơn 100.000 hiện vật thuộc kho báu cổ đại của Ai Cập sẽ được trưng bày tại bảo tàng khảo cổ học lớn nhất thế giới.

Ông Abbas cho biết đợt chạy thử bắt đầu vào ngày 16/10 sẽ chuẩn bị cho lễ khai trương chính thức.

urlhttps3a2f2fassetsapnews-17291390696701891606837.jpg

Du khách đi ngang qua những bức tượng khổng lồ dọc theo Cầu thang lớn tại Bảo tàng Ai Cập vĩ đại ở Giza, Ai Cập. (Ảnh: AP/Khaled Elfiqi)

Phần trưng bày ở 12 hội trường cũng khai thác các vấn đề liên quan đến xã hội, tôn giáo và học thuyết của Ai Cập cổ đại. Các hội trường theo phong cách mở đã được phân loại theo triều đại và thứ tự lịch sử, và sẽ trưng bày hàng nghìn hiện vật.

Các thời đại được trưng bày trong các phòng trưng bày chính bao gồm: Thời kỳ trung gian thứ ba (khoảng 1070-664 TCN), Thời kỳ muộn (664-332 TCN), Thời kỳ Hy Lạp-La Mã (332 TCN -395 SCN), Tân Vương quốc (từ năm 1550 – 1070 TCN), Vương quốc Trung (2030-1650 TCN) và Vương quốc Cổ (2649-2130 TCN).

Quảng cáo

Một trong những hội trường cũng được trưng bày các bức tượng của "Những người tinh hoa của nhà vua", các thành viên của gia đình hoàng gia và các quan chức cấp cao làm việc trong quân đội và chính phủ.

Cơ hội khám phá về lịch sử Ai Cập cổ đại

Các chuyến tham quan hạn chế số lượng đã được thực hiện tại một số khu vực của bảo tàng kể từ cuối năm 2022 để kiểm tra trải nghiệm của du khách và mức độ sẵn sàng hoạt động của bảo tàng.

urlhttps3a2f2fassetsapnews-17291392362391576030626.jpg

Một góc bên trong Bảo tàng Lớn Ai Cập. Ảnh: AP

Aude Porcedde, du khách người Canada đã đến thăm một số khu vực, cho biết bà rất ngạc nhiên về bảo tàng, đồng thời nói thêm nền văn minh Ai Cập luôn hấp dẫn sự tò mò của bà. Và thế giới nên biết thêm về điều này.

"Còn rất nhiều các yếu tố lịch sử và rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết. Du khách đến đây sẽ được chứng kiến mọi thứ và học hỏi kiến thức từ người dân địa phương là điều tuyệt vời đáng trải nghiệm", du khách người Costa Rica Jorge Licano cho biết.

Cầu thang lớn, cao sáu tầng và có thể nhìn ra các kim tự tháp. Khu thương mại cũng sẽ mở cửa cho công chúng, trưng bày các tượng đài và hiện vật bao gồm quan tài và tượng. Các khu vực khác của bảo tàng, bao gồm bộ sưu tập kho báu của Vua Tutankhamun cũng sẽ mở cửa vào những ngày sau đó.

Ngoài ra, du khách có thể tận hưởng khu vườn ngoài trời, cũng như nhà hàng, quán cà phê và cửa hàng giới thiệu các thương hiệu hàng đầu của Ai Cập.

Bảo tàng Lớn Ai Cập không chỉ là nơi bảo tồn di sản và văn minh của quốc gia này mà còn đóng vai trò trung tâm khoa học, văn hóa và giáo dục.

Theo bà Eissa Zidan, Tổng Giám đốc phụ trách phục chế sơ bộ và chuyển giao cổ vật tại bảo tàng, tất cả các hội trường đều được trang bị công nghệ tiên tiến và có các bài thuyết trình đa phương tiện để giải thích về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại, bao gồm cả các vị vua.

Một trong những hội trường cũng sử dụng thực tế ảo để giải thích về lịch sử chôn cất và sự phát triển của công nghệ này trong thế giới Ai Cập cổ đại.

"Bảo tàng không chỉ là nơi trưng bày đồ cổ mà còn nhằm mục đích thu hút trẻ em tìm hiểu về lịch sử Ai Cập cổ đại. Bảo tàng sẽ là món quà dành cho toàn thế giới", bà Zidan nói với AP.

Theo toquoc.vn Copy