Được xếp loại rừng lịch sử - văn hóa - môi trường trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, thảm thực vật với điểm nhấn là hệ thống những cổ thụ quý, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng là một thắng cảnh độc đáo vừa uy nghiêm, linh thiêng mà hài hòa, gần gũi, điểm về nguồn tri ân công đức tổ tiên của con Lạc, cháu Hồng khắp mọi miền Tổ quốc.
Nằm ở độ cao gần 200 m so với mực nước biển, rừng quốc gia Đền Hùng hiện có 636 loài thực vật, trong đó có hàng loạt cây quý như: cẩu tích, tuế lược, gõ đỏ, trầm hương, vù hương, sưa, kơ - nia, lim xẹt..., chủ yếu tập trung trong khu vực rừng tự nhiên hơn 18,7 ha ở núi Nghĩa Lĩnh, hay còn gọi là núi Hùng - nơi thờ Hùng Vương thứ 18.
Những ngày tháng 3 âm lịch, những cây lim xẹt nở vàng khoe sắc khắc nở trên đỉnh thiêng Nghĩa Lĩnh.
Lim xẹt là loài cây thân gỗ, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong nhiều điều kiện khác nhau: vùng ven biển, trung du, miền núi.
Hoa lim xẹt được gọi với nhiều cái tên, như lim sét hay phượng vàng, điệp vàng, muồng kim phượng,...
Cây lim xẹt nở vàng 1 góc đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh.
Những cây lim xẹt nở vàng rộ những ngày cả nước hướng về đất Tổ mùng 10/3 âm lịch.
Những cây lim xẹt ở Đền Hùng thường khá cao nên những bông hoa vàng được nhìn thấy qua các tán cây.
Theo Ban quản lý, trong năm 2023, rừng quốc gia Đền Hùng đã được trồng mới 2.000 cây phân tán. Năm 2024, dự kiến sẽ trồng thêm 1 ha rừng trên núi Vặn, trồng dặm thêm từ 400-600 cây phân tán với nhiều loài cây quý nhằm làm cho rừng quốc gia Đền Hùng ngày càng thêm xanh và đa dạng sinh học.
Những cây lim xẹt nở vàng bên những mái chùa trên đền Thượng tại khu di tích Đền Hùng.
Nhìn từ trên đỉnh núi những cây lim xẹt nở vàng trên thảm thực vật đa dạng của núi Nghĩa Lĩnh.