Facebook Twitter Google
Google

Logo

Những công dụng tuyệt vời của lá tía tô

Tía tô vẫn được dùng làm gia vị cho các món ăn quen thuộc trong mỗi gia đình. Ít ai biết rằng lá tía tô dân dã lại có những công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ. 

Tía tô có mùi thơm và vị cay đặc trưng, thường được dùng làm gia vị cho nhiều món ăn. Ngoài ra, trong y học cổ truyền, lá tía tô còn dùng như một loại thức phòng và chưa bệnh.

Theo Đông y, tía tô (còn được gọi là é tía, tử tô, xích tô) có tính ấm, vị cay, không độc, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, thường được dùng để trừ cảm mạo.

Theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, lá tía tô giàu vitamin A, C và các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt…

Công dụng đối với sức khoẻ của lá tía tô 

Điều trị ho, cảm mạo, hạ sốt: Từ lâu người ta đã sử dụng lá tía tô để trị ho, cảm mạo, hạ sốt. Uống nước lá tía tô kết hợp với bạc hà giúp long đờm, giảm đau họng. Ăn cháo tía tô, uống nước lá tía tô, xông người bằng lá tía tô là những cách phổ biến để điều trị chứng cảm mạo. Tía tô, trần bí, cát cánh, can khương, mộc hương, chỉ xác, bạn hạ, tiền hồ mỗi loại 2 gram đem sắc thành nước uống giúp hạ sốt.

Chống ngộ độc thức ăn: Từ xa xưa người ta đã sử dụng nước lá tía tô để trừ phần nào độc tố trong cơ thể khi bị ngộ độc rau củ, hải sản. Ngoài việc uống nước ép, dùng lá tía tô nấu cháo hoặc nấu canh giải độc cũng rất hiệu quả.

Tăng cường chất chống oxy hóa cho cơ thể: Các gốc aldehyde trong lá tía tô có khả năng chống lại sự oxy của các gốc tự do gây tổn hại cơ thể, giúp đẩy dù lão hóa và một số loại bệnh.

Hỗ trợ điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa: Sử dụng nước tía tô để uống và lấy phần bã lá đắp vào chỗ nổi mẩn ngứa là cách trị mề đay hiệu quả. Cách này giúp giảm đáng kể tình trạng ngứa ngáy.

Chống dị ứng, viêm nhiễmLá tía tô chứa các hoạt chất có lợi như quercetin, perilla, luteolin, axit rosmarinc… giúp ngăn chặn tình trạng dị ứng, viêm nhiễm xảy ra trong cơ thể.

Hỗ trợ điều trị chứng bệnh dạ dày: Lá tía tô các chứa hai hoạt chất là glucosamine và tannin có tác dụng chống viêm nhiễm, tăng cường khá năng làm lành vết thương và liền sẹo khi dạ dày đang bị tổn thương.

Hỗ trợ điều trị gout: Lá tía tô có chứa các chất giúp làm giản đáng kể enzyme xanthin oxidase vốn là nguyên ngân hình thành axit uric trong máu và dẫn tới bệnh gout. Ngoài ra, uống nước lá tía tô thường xuyên còn giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn khi mắc bệnh gout.

Tốt cho da: Uống nước lá tía tô giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan thận từ đó mang lại làn da mịn màng hơn và ngăn ngừa mụn. Xông và rửa mặt bằng nước lá tía tô cũng là một cách làm trắng da, trị thâm mụn được nhiều người áp dụng.

Hỗ trợ giảm cân: Tinh dầu của tía tô có chứa alpha linolenat cực kỳ tốt cho sức khỏe. Nó giúp giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu, bảo vệ tim mạch và hỗ trợ chị em trong việc ăn kiêng, giảm cân.

Công thức chế biến nước uống giải nhiệt từ lá tía tô 

Lá tía tô ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Đun sôi 2,5 lít nước lọc rồi cho lá tía tô vào. Đậy kín nắp, để hỗn hợp sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp, để nguội. Sau đó, cho 3 lát chanh tươi vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống suốt cả ngày. Nên uống trước ba bữa chính khoảng 10-30 phút để ngăn ngừa hấp thu chất béo, đồng thời giảm lượng thức ăn nạp vào.

Bài thuốc từ lá tía tô

1. Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm, chữa cảm lạnh.

2. Lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, giải cảm.

3. Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần, chữa đau bụng, đầy hơi.

4. Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ một chén nước cho uống chữa ho, tức thở.

Lưu ý khi uống nước lá tía tô 

1. Cần kiên trì sử dụng để thấy được hiệu quả sau khi sử dụng, do tác dụng của việc uống nước lá tía tô khá chậm. 

2. Không nên uống quá nhiều nước lá tía tô, có thể gây đầy bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến huyết áp. Mỗi ngày chỉ nên uống 3-4 ly và chia nhỏ ra để uống làm nhiều lần. 

3. Nên bảo quản nước lá tía tô trong tủ lạnh khi không dùng đến, tối đa 24 giờ đồng hồ. Bởi lẽ càng để lâu, các dưỡng chất trong nước lá tía tô sẽ bị mất đi tác dụng.

4.  Nên uống nước lá tía tô trước khi ăn khoảng 30 phút sẽ cho hiệu quả cao nhất.

5. Không dùng nước lá tía tô trong trường hợp cảm nóng, người ra nhiều mồ hôi.

Hoài An

Tổng hợp